– -Nhằm hình thành ở trẻ một số kỹ năng sống cơ bản, cho trẻ tiếp xúc dần với các loại kiến thức văn hóa trong năm học, trên cơ sở hướng dẫn thực hiện các hoạt động trải nghiệm khám phá, qua hoạt động góc, chơi thao tác vai và qua các hội thi…Vì vậy giáo viên cần giúp trẻ có mối liên kết mật thiết giữa các bạn trong lớp, biết chia sẻ, lắng nghe, diễn đạt được ý của mình qua các hoạt động học nhóm.
-Giáo dục kỹ năng sống là một hoạt động không thể thiếu được tại trường Mầm non, vì vậy khâu chuyên môn nhà trường đã xác định mục tiêu và xây dựng kế hoạch về giáo dục cho trẻ kịp thời.
– Giúp giáo viên và phụ huynh học sinh hiểu được các khái niệm về kỹ năng sống hàng ngày để giáo dục trẻ.
– Kỹ năng sống của trẻ được hình thành và phát triển khi mọi người tạo nhiều cơ hội cho trẻ tham gia các hoạt động hàng ngày.
– Giáo viên và phụ huynh giúp trẻ có những hiểu biết ban đầu về kỹ năng sống của con người trong môi trường xã hội.
– Trẻ có kiến thức cơ bản về kỹ năng sống thường ngày, kỹ năng giao tiếp xã hội, kỹ năng an toàn, kỹ năng biết bảo vệ bản thân … và các hành vi ứng xử cơ bản ban đầu.
Giáo viên cho trẻ chia sẻ, liên kết với bạn theo nhóm và các mối liên hệ khác sẽ hình thành tiếp theo một cách dễ dàng hơn.
– Trẻ học, khám phá và trải nghiệm thông qua các trò chơi. Các hành động chơi đòi hỏi trẻ phải suy nghĩ, giải quyết các vấn đề, thực hành các ý tưởng. Khi chơi trẻ biết sáng tạo cách chơi và đạt được mục đích, đây chính là kỹ năng cơ bản để sống và làm việc sau này. Vì vậy giáo viên cần tạo tình huống chơi trong sinh hoạt hàng ngày, trong sự tò mò bẩm sinh khi phát triển năng khiếu của trẻ có thể lĩnh hội kinh nghiệm và giải quyết được các vấn đề khi chơi với nhau.